Cầm tờ kết quả xét nghiệm máu trên tay, nhìn vào các chỉ số xét nghiệm nhưng bạn lại không hiểu chúng nói gì, không biết được tình trạng sức khỏe tốt hay không. Hãy để bài viết sau đây của Việt Lào giúp bạn, đọc và hiểu được các chỉ số xét nghiệm máu thực sự không khó như bạn nghĩ đâu.
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu trong chẩn đoán và điều trị bệnh
Tiến hành xét nghiệm máu định kỳ
Xét nghiệm máu là một công tác quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý để điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, các lần xét nghiệm thường xuyên giúp các bác sĩ theo dõi được thể trạng bệnh nhân, tiến trình phát triển của bệnh, từ đó đưa ra được pháp đồ điều trị thích hợp. Việc xét nghiệm máu nên được tiến hành định kỳ 2 lần/năm hoặc nhiều hơn kể cả khi bạn đang khỏe mạnh hoặc khi có những triệu chứng bất thường báo hiệu bệnh lý. Các xét nghiệm máu thường được tiến hành có thể kể đến: xét nghiệm công thức máu, lượng đường/mỡ trong máu, men gan,…
Các bệnh lý có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu
- Biết được nhóm máu của bạn (Không thuộc một loại bệnh lý)
- Biết được lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có trong máu, sự thiếu hụt các tế bào nào cũng là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó.
- Phát hiện các bệnh về máu thường gặp như: Huyết tán, suy tủy, thiếu máu hoặc nguy hiểm nhất là ung thư máu.
- Thông qua chỉ số SGOT, SGPT có thể đoán biết được tình trạng, chức năng của gan, bệnh viêm gan B,C, bệnh xơ gan, tăng men gan, nguy hiểm bậc nhất là ung thư gan (triệu chứng thường biểu hiện muộn, khi phát hiện thường ở giai đoạn cuối – đây cũng là bệnh cần làm xét nghiệm máu kết hợp tầm soát ung thư định kỳ).
- Kiểm tra chức năng thận qua ure trong máu, nồng độ creatinine. Kết hợp với xét nghiệm phân tích nước tiểu, phát hiện hiện được các bệnh lý về thận, đường tiết niệu hoặc bệnh Đái tháo đường (tiểu đường).
- Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chẩn đoán tiểu đường thông qua xét nghiệm lượng đường trong máu.
- Chẩn đoán các bệnh lý khác: Gout, HIV/AIDS,…
Hướng dẫn tự đọc các chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu
Thông thường, sau khi đã có kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các chỉ số để chẩn đoán tình trạng sức khỏe cho bạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ đơn giản đề cập sức khỏe của bạn là hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh mà không giải thích cặn kẽ các chỉ số. Điều này khiến bạn không thể đoán biết được các nguy cơ tiềm ẩn để chủ động phòng tránh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các tự đọc các chỉ số cơ bản trong phiếu kết quả xét nghiệm máu.
Chỉ số lượng đường trong máu: GLU (GLUCOSE)
Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì lượng đường trong máu sẽ có giới hạn trong khoảng 4,1 – 6,1 mnol/l. Nếu trong phiếu xét nghiệm, chỉ số này tăng đột biến, vượt quá giới hạn thì bạn đang có nguy cơ cao là mắc bệnh tiểu đường.
Chỉ số biểu thị tình trạng chức năng gan (men gan): SGOT & SGPT
Chức năng thải độc của gan sẽ trở nên suy giảm nếu chỉ số SGOT vượt quá giới hạn 9.0 – 48.0 và 5.0 – 49.0 đối với chỉ số SGPT. Khi có kết quả không mong muốn, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, nên thường xuyên ăn các thực phẩm tốt cho gan, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế/tránh ăn các thực phẩm mà gan khó hấp thu, ảnh hưởng đến khả năng lọc chất của gan như: chất béo từ mỡ động vật, các loại protein không lành mạnh, không nhiều rượu bia và các loại nước ngọt có gas.
Đồng thời việc rèn luyện sức, khỏe chơi thể dục thể thao sẽ rất tốt cho quá trình trao đổi chất của gan, giúp cho lá gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Các chỉ số biểu thị sự gia tăng lượng mỡ trong máu: CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES
Một người được coi là có sức khỏe bình thường nếu các chỉ số trên nằm trong giới hạn sau:
- CHOLESTEROL: nồng độ nằm trong khoảng 3.4 – 5.4 mmol/l được coi là bình thường.
- TRYGLYCERID: nồng độ nằm trong khoảng 0.4 – 2.3 mmol/l được coi là bình thường.
- HDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0.9 – 2.1 mmol/l được coi là bình thường.
- LDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0 – 2.9 mmol/l được coi là bình thường.
Nếu các chỉ số trên vượt mức giới hạn thì nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp là khá cao. Tuy nhiên ở mỗi chỉ số lại biểu thị các bệnh lý khác nhau: Nếu chỉ số HDL – Choles (chỉ số biểu thị lượng mỡ tốt) vượt mức giới hạn thì sẽ gây xơ tắc mạch máu, còn lượng CHLESTEROL & LDL – Choles vượt mức sẽ khiến cho tình trạng huyết áp của bạn thường xuyên tăng vọt (huyết áp cao) nếu tình trạng này kéo dài mà không có một chế độ điều trị cũng như rèn luyện sức khỏe hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ. Đây được coi như những căn bệnh khiến bạn tử vong “bất đắc kỳ tử” (đột ngột).
Để hạn chế các chỉ số trên tăng quá mức, giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch/huyết áp thì bạn nên bạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo xấu, có lượng cholesterol cao như: phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, trứng gia cầm, các loại da động vật, tăng cường các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, việc tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao là ưu tiên hàng đầu. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nói không với các căn bệnh nguy hiểm trên.
Chỉ số biểu thị nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B: GGT
Chỉ số GGT hay đầy đủ là Gama globutamin, là chất miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT trong máu sẽ là 0 – 53, nếu vượt quá giới hạn này thì chứng tỏ chức năng gan đang bị suy giảm, khả năng thải độc và loại bỏ tạp chất của gan không còn tốt. Điều này là vô cùng nguy hiểm, nếu chỉ số GGT cứ tiếp tục tăng thì nguy cơ suy gan rất cao. Với người nhiễm siêu vi B trong máu thì đây quả thực là một tin không vui chút nào. Nếu các chỉ số GGT, SGOT, SGPT của nhóm đối tượng này cùng tăng lên thì khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm viêm gan siêu vi B là rất lớn.
Chỉ số URE trong máu
Đây là chỉ số biểu thị sản phẩm thoái hóa của protein được thận thải ra. Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì giới hạn URE sẽ nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.
Chỉ số Nitơ của URE trong máu: BUN
Giới hạn BUN của một người bình thường nằm trong khoảng 4.6 – 23.3 mg/dl. Chỉ số này tăng hoặc giảm cũng đều gây ra các vấn đề hay bệnh lý về thận. Nếu:
- Tăng trong, mắc các bệnh như: suy thận, suy tim, dư đạm,…
- Giảm trong, mắc các bệnh như: thiếu đạm, bệnh gan ở tình trạng nặng,…
Chỉ số CRE (Creatinin)
Đây là chỉ số biểu thị lượng sản phẩm đào thải do tình trạng thoái hóa creatin phosphat ở cơ. Sự hình thành này phụ thuộc vào khối lượng cơ trên cơ thể, được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Với chỉ số này bạn có thể xác định chức năng cầu thận, bởi vì đây là lượng đạm ổn định hình thành không phải từ chế độ ăn.
Giới hạn CRE ở một người bình thường là: 62 – 120 umol/l (đối với nam) và 53 – 100 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong thì nguy cơ mắc các bệnh về thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn là khá cao; còn nếu giảm trong thì báo hiệu tin mừng (có thai) hoặc sản giật.
Chỉ số nồng độ URIC (Acid Uric = urat) trong máu
Đây sản sản phẩm chuyển hóa của ADN và ARN ở người, được thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Giới hạn bình thường: 180 – 420 umol/l (đối với nam) và 150 – 360 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong, các bệnh có nguy cơ mắc: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke, suy thận, sơ vữa động mạch, bệnh Gourt,…Ngược lại nếu giảm trong, có nguy cơ mắc: bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan,…
Chỉ số biểu thị kết quả miễn dịch của cơ thể
Chỉ số Anti-HBs: Cho biết khả năng bạn có bị nhiễm virus siêu vi B trong gan hay không (Nếu nổng độ Anti-HBs < 12 mUL/m thì âm tính với loại virus này).
Các chỉ số trên là các chỉ số biểu thị kết quả sinh hóa máu, ngoài ra còn có các chỉ số biểu thị thành phần công thức của máu. Tuy nhiên, các chỉ số này thường khá khó hiểu và cần sự giải thích của các bác sĩ chuyên môn mới có thể nhận biết được là có sự bất thường hay không. Sau khi nhận kết quả xét nghiệm máu, để yên tâm bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về sự bất thường của các chỉ số trong tờ phiếu kết quả.
Hi vọng với những kiến thức trên, bạn có thể tự đoán biết được tình trạng sức khỏe của chính mình. Khi nhận thấy các chỉ số có nguy cơ tăng vọt hoặc giảm so với mức giới hạn, bạn nên liên hệ tư vấn tại các cơ sở y tế chuyên môn, đồng thời điều chỉnh chế độ sống khoa học cũng nên là yêu tiên hàng đầu. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.