Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bởi đây là vị trí đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy liệu rằng căn bệnh này có cần phải điều trị hay bệnh sẽ tự khỏi? Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện bệnh lý ở con trẻ?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ là gì?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ là bệnh lý thuộc về khu vực hậu môn, trực tràng. Căn bệnh xuất hiện khi niêm mạc hậu môn có một hoặc vài vết nứt nhỏ với kích thước dài ngắn khác nhau.
Bệnh lý thường dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh hậu môn khác như: Bệnh trĩ hoặc Polyp hậu môn. Lý do là vì triệu chứng bệnh có sự tương đồng đặc biệt với các nhóm bệnh kể trên. Điển hình như tình trạng ra máu khi đại tiện, cảm thấy nóng rát trong quá trình phóng uế. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác ngứa ngáy khu vực nhạy cảm và cảm nhận được sự sưng to của vùng hậu môn.
Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn là do tình trạng táo bón kéo dài và việc vệ sinh kém nơi khu vực vùng kín. Ngoài ra hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc tác dụng phụ sau tiểu phẫu cũng là lý do gây nứt hậu môn ở trẻ.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ có tự khỏi không?
Nhiều người cho rằng căn bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ có thể tự khỏi sau thời gian dài. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và thậm chí có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Bởi thực tế cho thấy nếu như việc điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ không được diễn ra sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Gia tăng nguy cơ phát triển căn bệnh viêm loét mủ hậu môn của bé.
- Phát triển thành căn bệnh viêm nhiễm hậu môn mãn tính hoặc bệnh trĩ ngoại khoa.
- Áp xe hậu môn và ứ động dịch mút.
- Máu chảy nhỏ giọt dẫn đến tình trạng mất máu cấp. Tình trạng này sẽ khiến cho sức khỏe của bé bị giảm sút nhanh chóng.
- Vết loét lan rộng và phát triển thành các bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm tính mạng.
Bởi thế cho nên các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi nhìn thấy các vết nứt rách nơi vùng hậu môn của bé. Thay vào đó mọi người nên triển khai các phương án xử lý kịp thời để giảm bớt cảm giác đau đớn cho bé.
Cần làm gì khi trẻ nhỏ bị nứt kẽ hậu môn?
Tình trạng nứt kẽ hậu môn ở bé khiến cho trẻ nhỏ trở nên chán ăn, mệt mỏi và liên tục quấy khóc. Để chấm dứt hiện tượng này, cha mẹ nên áp dụng những phương thức điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả như sau:
- Thay đổi khẩu phần ăn của bé với hàm lượng chất xơ được nhân lên. Bởi điều này có thể giảm thiểu nguy cơ táo bón gây nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, bạn cần cho bé uống thật nhiều nước lọc và nước hoa quả tươi.
- Giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn của bé thật kỹ lưỡng. Chỉ có như vậy, cha mẹ mới giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khiến căn bệnh tiến triển nặng thêm. Tốt nhất bạn nên dùng nước sạch hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh hậu môn cho bé.
- Tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu sau thời gian dài thay đổi thói quen mà tình trạng nứt hậu môn chưa được cải thiện.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về căn bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ. Để được tư vấn chi tiết về căn bệnh này và cách chữa hiệu quả nhất. Bạn đọc vui lòng liên hệ với các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín để đảm bảo được thăm khám và chữa trị nhanh chóng.