Lixibox bị đặt nghi vấn về chất lượng khi chiếc máy rửa mặt Halio được sản xuất tại Trung Quốc. “Tôi không muốn mua sản phẩm từ Trung Quốc?”; “Vì sao nói hãng của Mỹ nhưng lại là made in China”. Nhưng tại sao những chiếc iphone “made in china” của Apple vẫn được bán chạy tại Việt Nam? Cùng tìm hiểu nhé.
Hàng sản xuất ở Mỹ và Hàng thương hiệu Mỹ khác nhau ở đâu?
Người tiêu dùng thường bị nhầm lẫn 2 khái niệm: Hàng Mỹ và Hàng sản xuất tại Mỹ. Cụm từ “Made in USA” nghĩa là sản phẩm được gia công tại thị trường Mỹ, cũng tương tự như “Made in Thailand”, “Made in Bangladesh”,…
Còn Hàng thương hiệu Mỹ, được hiểu là nhãn hiệu đó đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, và là một doanh nghiệp của Mỹ.
Vậy vì sao công ty Mỹ nhưng lại phải đem sang Trung Quốc gia công? Câu trả lời hẳn độc giả sẽ tìm thấy ở rất nhiều bài báo khác nhau, nhưng lý do rõ ràng nhất nằm ở Chi phí gia công và giá nhân công rẻ hơn so với sản xuất tại Mỹ. Vì thế Trung Quốc luôn được xem là “công xưởng thế giới” khi hầu hết các nhãn hàng lớn nhất của Mỹ đều đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc như: Nike, Adidas, Uniqlo, Zara, H&M và thậm chí là Apple.
Tâm lý sợ hàng “made in China” của Người Việt từ đâu có?
Chính phủ Mỹ luôn bảo đảm các công tác kiểm định khắt khe đối với hàng hóa sử dụng trong nước, đặc biệt là hàng nhập khẩu. Vì thế những người Mỹ hầu như không phải lo lắng về nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng sản phẩm được bán tại thị trường nội địa. Họ chỉ cần đến tiệm bách hóa lựa chọn mẫu mã, kích cỡ hay màu sắc sản phẩm mà họ yêu thích mà thôi.
Trong khi đó tại Việt Nam, việc có chung đường biên giới với Trung Quốc vừa có lợi, vừa có hại khi những hàng nhái, hàng kém chất lượng được nhập và bày bán tràn lan. Thêm vào đó, chưa có những khâu kiểm định chặt chẽ tại các cửa khẩu khiến tình trạng hàng dởm vẫn không được kiểm soát tốt. Do đó khi nhắc đến các mặt hàng “Made in China” người Việt luôn xuất hiện tâm lý lo ngại và không dám sử dụng.
Chỗ đứng của Lixibox & máy rửa mặt Halio sau những phốt bán hàng fake vô căn cứ
Máy rửa mặt Halio từ khi ra mắt tại Việt Nam là cái tên sáng giá trong các sản phẩm chăm sóc da cá nhân. Việc một sản phẩm “made in China” bị đem ra để đánh giá nó không chất lượng thật sự không thuyết phục.
Tháng 5/2018, Foreo – một thương hiệu có dòng máy rửa mặt nổi tiếng từ Thụy Điển cũng chuyển nhà máy sản xuất sang Trung Quốc. Cũng như Apple – một trong những thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu, đặt nhà máy gia công Iphone tại Trung Quốc. Vậy việc Halio sản xuất ở nơi tương tự không thể vì vậy mà đánh giá chất lượng.
Sau những tin đồn thổi vô căn cứ, Lixibox vẫn luôn dùng sự chuyên nghiệp để tiếp tục phát triển. Lixibox lên tiếng tẩy chay mỹ phẩm giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường. Trong năm 2020, Lixibox liên tiếp mở 2 cửa hàng tại Phú Nhuận và Estella Place, Quận 2. Ngoài ra cũng liên tục ra mắt thêm nhiều dòng sản phẩm mới được rất nhiều KOLs như: Đào Bá Lộc, Lucy Ngô, Watchesbylyn, Payo,… ủng hộ và dành nhiều lời khen ngợi cho các sản phẩm Halio.
Lời cam kết từ Lixibox
Lixibox luôn đồng hành và quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng, vì thế, không những luôn cập nhật những mặt hàng chất lượng nhập chính hãng từ Mỹ, Hàn Quốc, Châu Âu và Nhật Bản. Mà Lixibox còn có chính sách hậu mãi cực kỳ chất lượng, với những dòng máy chăm sóc cá nhân như Halio sẽ được đổi trả 1 đổi 1 lên đến 2 năm, để khách hàng luôn yên tâm sử dụng. Do đó giữa muôn vàn lựa chọn, Lixibox vẫn là nơi bán mỹ phẩm được khách hàng tin dùng nhiều năm nay. Điều cuối cùng, quyền quyết định là ở bạn, nhưng hãy là người tiêu dùng thông thái và lựa chọn nơi uy tín để mua sắm nhé.
>>Bài liên quan: