Chế độ ăn của người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì luôn là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi vì dinh dưỡng trong từng bữa ăn có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp. Hãy tìm hiểu những tư vấn từ các chuyên gia y tế hàng đầu về chế độ dinh dưỡng cần bỗ sung và các loại thực phẩm người bệnh nên tránh xa để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, nó xảy ra khi cột sống bị chèn quá mức, khiến vòng sợi bao quanh đĩa đệm bị mất khả năng chun giãn và nhân nhầy thoát khỏi vị trí thông thường chèn ép lên rễ thần kinh. Ngoài những triệu chứng đau đớn, khó chịu hàng ngày thì người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ hoặc liệt hoàn toàn.
Nhiều chuyên gia cho răng đây là căn bệnh có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân nội ngoại sinh khác nhau. Trong đó, chế độ ăn thiếu khoa học cũng là một trong những yếu tố cần đề phòng. Trong gia đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng cách tập thể dục và ăn uống điều độ thì sẽ phần nào giảm thiểu các cơn đau một cách hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì ?
Ăn gì để đề phòng và giảm thiểu thoát bị đĩa đệm là một trong những thắc mắc được nêu ra đầu tiên của các bệnh nhân. Để giải đáp thắc mắc này, PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (cố vấn cao cấp của phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường), khuyên các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tích cực ăn những nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu canxi
Các loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe hơn, từ đó phòng ngừa bệnh loãng xương được hiệu quả. Nhóm thực phẩm giàu canxi có nhiều trong: cá, cà rốt, súp lơ, các loại rau màu xanh đậm, đậu nành, sữa… Bạn nên tăng cường sử dụng các nguyên liệu này chế biến món ăn trong thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin
Bất cứ người bệnh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của hai chất này. Bởi vậy, hãy bổ sung các món hầm từ xương sườn, sụn bò, sụn bê… để thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Ngoài ra, hoa quả là nhóm thực phẩm giàu glucosamin rất tốt cho hệ xương khớp
Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Theo các chuyên gia cho biết, thực phẩm giàu omega 3 có công dụng chống viêm, giảm đau cực hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung ngay nhóm thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày như cá hồi, cá ngừ, đậu nành, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạnh nhân,…Tăng cường bổ sung các loại vitamin C, E: Chúng ta đều biết rằng, vitamin C giúp giảm đau, chống viêm, chống ngăn ngừa lão hóa vô cùng hiệu quả, do đó đây là nhóm thực phẩm người thoát vị đĩa đệm nên ăn. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và trái cây, cụ thể như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, ớt chuông,…
Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì ?
Thoát vị địa đệm là một trong những bệnh có sự tiến triển khá nhanh và phức tạp. Nên trong chế độ ăn hằng ngày, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm.
Đồ chiên xào, chế biến sẵn
Tất cả các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chiên xào, tẩm ướp quá nhiều gia vị… đều ẩn chứa rất nhiều chất béo xấu có hại cho cấu trúc cột sốn. Nên người bệnh tuyệt đối phải hạn chế chúng đầu tiên trong các bữa ăn của mình. Thực phẩm giàu photpho, giàu đạm Người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế những thực phẩm giàu chất đạm trong các bữa ăn của mình để đảm bảo lương canxi đủ tốt cho xương. Đôi với người bệnh là phái nam cần chú ý không nên ai thịt chó… vì thành phần của thịt có có chất xúc tác làm giảm đi lượng canxi có trong xương khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Nội tạng động vật
Nên hạn chế ăn các loại nội tạng động vật như ruột, gan, phổi, tim… bởi vì chúng chứa hàm lượng purin cao, làm cho tình trạng viêm nhiễm tăng nặng, từ đó tác động đến tình trạng bệnh cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra người bệnh cần tránh các thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, thịt đỏ, các chất kích thích và thực phẩm giàu Omega 3,…vì đây là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần có chất xúc tác khiến tình trạng bệnh nhân ngày một nặng hơn.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
Xây dựng một thực đơn khoa học, hợp lý, lên danh sách các món ăn cần bổ sung mỗi ngày và thực hiện, phần nào giúp cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa, giữ xương được chắc khỏe hơn ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Một vài điều cần lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống mà người bệnh cần biết:
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.
- Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều đạm, thiếu chất xơ.
- Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
- Hạn chế vận động sau khi ăn, cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau ăn.
- Trước khi tập luyện cần ăn nhẹ để cơ thể có đủ năng lượng hoạt độngu
- Ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn đồ tươi sống.
Xem thêm: Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng thoái hóa cột sống của bạn
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chế độ ăn hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu người bệnh thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và có chế độ ăn lý thì không có gì lo lắng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.