Tham gia bán hàng online cho các trang mỹ phẩm trên mạng xã hội dưới hình thức tuyển cộng tác viên đăng bài quảng cáo, nhiều người chẳng những không “cải thiện thu nhập” trong mùa dịch như kỳ vọng mà còn bị sập bẫy bởi các đơn hàng ảo, mất tiền.
Không phải bỏ vốn đầu tư, hoa hồng cao và có thể trả lại sản phẩm nếu không bán được… là chính sách mà các trang mạng bán hàng đã dùng để lừa tuyển cộng tác viên (CTV) bán hàng online rồi chiếm đoạt tài sản. Hàng loạt vụ lừa đảo bán hàng online nở rộ trong mùa dịch Covid-19 khiến nhiều người dở khóc dở mếu.
Chiêu lừa “mỡ nó tự rán nó”
Tình cờ đọc quảng cáo trên Facebook thấy tài khoản Mỹ phẩm cao cấp Hàn Quốc tuyển CTV bán hàng online với thu nhập cao, chị Nguyệt (Bắc Giang) chủ động liên hệ và được tư vấn mỗi ngày đăng một bài quảng cáo bán hàng sẽ được trả từ 80.000-100.000 đồng/lần.
Nếu có khách hàng đặt và muốn bán hàng, chị Nguyệt có thể lấy hàng từ Công ty JUJA 63 (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM) với giá sỉ là hơn 320.000 đồng/hộp mặt nạ dưỡng da Hàn Quốc và bán cho khách giá hơn 560.000 đồng/hộp, số tiền chênh lệch là hoa hồng chị Nguyệt nhận được.
Tuy tư vấn qua mạng nhưng điểm làm chị tin tưởng là người tư vấn đưa ra các hồ sơ chất lượng sản phẩm, bảng chính sách đổi trả rất rõ ràng lại không phải bỏ vốn trước, CTV được quyền đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày nếu mua hàng online từ công ty và nhận lại 100% số tiền đã thanh toán…
Sau khi trở thành CTV và đăng lời rao bán hàng đầu tiên, chỉ một ngày sau có đơn mua hàng từ một khách hàng thông qua mạng xã hội, chị Nguyệt mừng rỡ báo với “công ty” và đặt mua hàng qua bưu điện theo hình thức nhận hàng trả tiền. Với đơn hàng đầu tiên, chị Nguyệt không có nhà nên công ty báo lại là đã chuyển giúp hàng cho khách, chị phải chịu phí 200.000 đồng, chuyển khoản về công ty. Một ngày sau, chị tiếp tục nhận được đơn hàng thứ hai với giá trị mua gần 10 triệu đồng.
Trong những ngày đợi công ty chuyển hàng, người mua liên tục gọi điện hỏi và nhắc nhở địa chỉ giao hàng. Tuy nhiên, sau khi trả tiền, nhận được hàng và chuyển cho khách qua đường bưu điện, hàng đã bị trả về với lý do “không liên lạc được” với khách. Liên hệ với “công ty” để trả hàng, chị Nguyệt mới phát hiện mình bị lừa vì người bán hàng cũng lặn mất tăm.
“Khách và công ty đều chặn hết Facebook và số điện thoại trên Zalo, còn gói hàng đang bị lưu ở bưu điện, gói còn lại thì không trả lại được. Tôi dò Facebook những người mua hàng mới biết có nhiều người trong danh sách đó bị lừa trước và cảnh báo tôi, nhưng đã muộn” – chị Nguyệt kể.
“Trong những ngày dịch bệnh, bọn chúng lợi dụng tâm lý mong muốn có việc làm, thêm thu nhập của chúng tôi để lừa đảo” – chị Đan Hạ, một nạn nhân, phản ảnh.
Theo chị Thy – một nạn nhân khác của trang bán hàng nước hoa nhập khẩu online, sau khi bị lừa 20 triệu đồng tiền hàng chị đã tìm hiểu và phát hiện nhiều trang tuyển CTV bán hàng online khác cũng lừa đảo với hình thức tương tự.
Không gian ảo, mất tiền thật
Theo luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM), các hình thức lừa đảo tuyển CTV rồi “bom hàng”, hay dụ CTV đặt lượng hàng giá lớn sau đó “xù” luôn… đang được tổ chức rất bài bản với một lực lượng chân rết đông đảo trên mạng xã hội, Zalo, Viber… Muốn trở thành CTV, nạn nhân phải đăng ký Facebook, điện thoại, do đó “lực lượng” này dễ dàng kiểm soát, chúng thường họp nhau ở những quán cà phê rồi cùng tạo những đơn hàng, bình luận ảo trên Facebook nạn nhân, sau đó lừa tiền hàng.
Theo ông Mạch, đây không phải là kinh doanh đa cấp nhưng những “công ty” này đang sao chép cách thức hoạt động của mô hình đa cấp để đi lừa đảo người khác. “Trong kinh doanh đa cấp, người bán hàng được cho phép tuyển dụng, bảo trợ người khác vào hệ thống bán hàng của mình. Những “công ty” online này cũng đang sao chép cách thức này để gầy dựng mạng lưới và lừa đảo người khác, theo sự điều khiển của thủ lĩnh cấp trên. Các công ty này đều ảo, không hề có văn phòng” – ông Mạch nói.
Cũng theo vị luật sư này, các giao dịch như vậy đều không được cam kết hay đảm bảo bằng quy định pháp luật vì những hoạt động này dựa trên không gian ảo nên 100% giao dịch mang tính rủi ro cao về cả pháp lý lẫn chất lượng sản phẩm giao dịch. Các cuộc trao đổi giữa nạn nhân với các “công ty” này đều thông qua Messenger được cài chức năng trả lời tự động.
Khi nạn nhân đồng ý nhận việc sẽ có một người gọi điện thoại đến xưng là đại diện “công ty” và trao đổi qua điện thoại. Do đó, rất khó chứng minh các “công ty” này đã lừa đảo nạn nhân. “Những giao dịch như vậy không hình thành một quan hệ pháp lý nào nên trong lúc này, những nạn nhân có thể nhờ thanh tra Bộ TT&TT vào cuộc, điều tra làm rõ” – ông Mạch gợi ý.
Đáng thương chính những người tiêu dùng
Thiệt hại cho những người làm CTV là một phần. Tuy nhiên, tác hại khôn lường đến với những người tiêu dùng. Với những hàng hóa không rõ nguồn gốc như trên, đặc biệt với sản phẩm là mỹ phẩm, chăm sóc cơ thể thì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp cơ thể người dùng.
Chúng ta không thể ngăn cản được người bán, vậy hãy tự bảo vệ mình bằng cách không sử dụng những sản phẩm nghi ngờ có nguồn gốc không rõ ràng. Thay vào đó, mua những sản phẩm trên các trang bán hàng uy tín có giấy chứng nhận rõ ràng, hoặc tham khảo trực tiếp từ những trải lòng nhân viên cũ từ Lixibox, Lixibox lừa đảo là vô căn cứ. Đây sẽ những kênh tham khảo có giá giá trị, trước khi quyết định mua hàng của thương hiệu nào đó. Đối với sản phẩm là mỹ phẩm, ở TP HCM có những gợi ý như Lixibox, Beauty Shop, Inisfree Shop, Hà Nội có Felice, Beauty Garden,….