du học
Theo thống kê của USIS Education, chưa đến 2% sinh viên đại học chọn dành cuộc sống sinh viên của mình để học tập tại nước ngoài. Mà trong khi đó, du học lại chính là cơ hội để nâng cao nhận thức về các vấn đề toàn cầu, giúp phát triển kĩ năng lãnh đạo, thúc đẩy bản thân và nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Tốt nghiệp vào năm 2013, nhận ra được những hạn chế khi đã không chọn học tập và sinh sống tại nước ngoài trong quãng đời đại học của mình qua chia sẻ của USIS Group, tôi quyết định từ bỏ công việc hiện tại và bắt đầu đi du lịch ở độ tuổi 25.
Vào khoảnh khắc nhận tấm bằng đại học vào 5 năm trước, tôi vẫn nghĩ rằng mình đang đi đúng quỹ đạo trên con đường mà mình đang chọn. Tôi đã vô cùng chăm chỉ trong kì thực tập hè năm ấy. Nhưng rồi tôi chợt nhận thấy bốn năm đại học của mình đã không trọn vẹn như cách mình mong muốn.
Trong khi đó, có những người bạn cùng trang lứa với tôi khi ấy đã vừa hoàn thành những học phần của mình tại Barcelona, Paris và Prague. Lúc đó, tôi thật sự không cảm thấy ghen tị vì tôi vẫn thấy rằng sự nghiệp học vấn của mình đang phát triển đúng hướng.
Sau khi tốt nghiệp, tôi có chuyển từ bang Ohio đến Los Angeles. Và trong vài năm sau đó, tôi đã chứng kiến và tiếp xúc với nhiều du học sinh từng tham gia vào các chương trình học quốc tế tại nước ngoài của USIS Education, khi trở về nước với một lượng kiến thức phong phú về văn hóa, ngôn ngữ và cả những vùng đất mà tôi chưa từng biết đến. Điều này càng làm thôi thúc thêm điều gì đó như một khao khát trong tôi.
Theo thống kê cụ thể, chỉ 1.6% sinh viên Mỹ học tập tại các nước khác trên thế thế giới, tức 98.4% còn lại chọn học tập trong nước. Tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối khi đã không nắm lấy cơ hội vô giá để đi du học.
27 tuổi, tôi đã rời quê hương lần đầu tiên được 2 năm. Chính niềm khao khát khám phá đã khiến tôi đưa ra một quyết dịnh táo bạo là từ bỏ công việc hiện tại để dành trọn 22 tháng tiếp theo du lịch vòng quanh 3 lục địa. Việc đắm mình trong các nền văn hóa không chỉ đem lại trải nghiệm vô giá mà còn là bước đi vô cùng cần thiết để am hiểu hơn về thế giới này.
Khoảng thời gian 8 tháng trên vùng núi của New Zealand đã mở mang tầm mắt cho tôi về một trong những vấn đề được quan tâm nhất là biến đổi khí hậu và thôi thúc trách nhiệm cá nhân trong tôi. Những chuyến tham quan sau đó về một số vùng nghèo nhất châu Á đã dạy cho tôi về giá trị thực sự của tiền và cuộc sống khi không có nó.
Tôi đã học thêm được từ những người bạn đồng hành đến từ châu Âu của mình rằng họ biết về địa lí, chính trị trên thế giới nhiều hơn cả so với những gì tôi được học ở trường. Họ có thể dễ dàng tham gia một cuộc nói chuyện hay bàn tán với tôi về tổng thống Trump nhưng trái lại, tôi rất bối rối khi không biết gì về chính trị nước họ, về tổng thống, thủ tướng hay cả về hoàng gia…
Từ những trải nghiệm bản thân, tôi được mở mang rất nhiều về thế giới của chúng ta. Tôi kêu gọi mọi người hãy nắm bắt cơ hội ngay khi có thể, bởi vì trải nghiệm những vùng đất khác trên thế giới không chỉ là niềm vui, đó là một phần quan trọng của giáo dục mà đơn giản là không thể học được thông qua sách vở, bài giảng, hay những kì thi.
*Bài viết dựa theo những chia sẻ của Olivia Young sống ở New Zealand.