Trong bối cảnh tình trạng cháy nổ ngày càng phức tạp, việc sử dụng sơn chống cháy cho kết cấu thép trở nên vô cùng quan trọng. Sơn chống cháy không chỉ giúp ngăn chặn sự lây lan của lửa mà còn bảo vệ kết cấu công trình khỏi hư hại nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn top 7 loại sơn chống cháy kết cấu thép tốt nhất hiện nay, cùng với hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa cho công trình xây dựng.
Vai trò của sơn chống cháy trong ngành xây dựng
Có thể thấy trong những năm gần đây tình trạng cháy nổ diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của. Một số nguyên nhân gây nên vấn đề cháy nổ đó là do:
- Không chú trọng đến các hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Không trang bị các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Không sử dụng các vật liệu chống cháy trong quá trình xây dựng.
Sơn chống cháy giúp ngăn chặn được sự lây lan nhanh chóng của lửa
Vật liệu chống cháy là một biện pháp giúp gia cố, bảo vệ công trình của bạn trong quá trình xảy ra hỏa hoạn. Ngăn chặn được sự lây lan nhanh chóng của lửa giúp các đơn vị phòng cháy chữa cháy có thể kịp thời xử lý đám cháy nhanh chóng nhất.
8 loại sơn chống cháy kết cấu thép tốt nhất hiện nay
Sơn chống cháy NTS – 101
Sơn chống cháy NTS – 101 là loại sơn gốc dung môi 1 thành phần được sản xuất trên cơ sở nhựa Acrylic, hợp chất polyphosphate, bột màu và các thành phần hoạt động.
Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, các thành phần hóa học trong lớp sơn chống cháy NTS – 101 sẽ phản ứng với nhau và tạo màng xốp phồng nở cách nhiệt, bảo vệ kết cấu thép bên trong không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt trong thời gian dài.
Mục đích sử dụng của loại sơn này là bảo vệ cho kết cấu thép của các nhà xưởng, kho và các công trình dân sinh khác như trường học, bệnh viện hay siêu thị,…khỏi các tác động của hỏa hoạn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng
- Bước 2: Kiểm soát độ ẩm tại công trường
- Bước 3: Kiểm tra chiều dày sơn lót
- Bước 4: Kiểm soát bụi tại công trường
- Bước 5: Chuẩn bị sơn
- Bước 6: Thi Công
- Bước 7: Biện pháp bảo vệ kết cấu khi mưa
- Bước 8: Đo độ dày màng sơn khô
- Bước 9: Nghiệm thu công trình và bàn giao. Tiến hành xin giấy phép của cục PCCC
Sơn chống cháy ICONER SG1
Sơn chống cháy ICONER SG1 là loại sơn chống cháy 1 thành phần không chứa Halogen. Các thành phần của sơn không tan trong nước, không bị khuếch tán vào môi trường trong suốt quá trình sử dụng.
Trong môi trường nhiệt độ cao ở khoảng 200 – 300°C, các thành phần có trong sơn sẽ phản ứng với nhau tạo ra một lớp than hóa phồng nở bền vững có khả năng cách nhiệt giúp bảo vệ kết cấu bên trong không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt. Cấu trúc xốp của lớp phồng nở với các lỗ trống dạng tổ ong giúp duy trì nhiệt độ ổn định thời gian dài.
Áp dụng cho sơn chống cháy các khu vực nhà xưởng, nhà máy và các công trình xây dựng công cộng khác, kéo dài thời gian để kịp thời xử lý đám cháy bảo vệ người và của.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Sơn chống cháy cho thép ICONER SG1 là lớp sơn trung gian được sơn phủ lên trên lớp sơn lót chống gỉ. Để đảm bảo khả năng cũng như tính chất của sơn chống cháy cho thép ICONER, bề mặt kim loại cần được sơn phủ lớp sơn lót chống gỉ theo khuyến nghị của nhà sản xuất DESAM.
Trước khi thi công sơn chống cháy thép ICONER SG1, bề mặt lớp sơn chống gỉ thép cần phải được làm sạch bụi bẩn và khô hoàn toàn.
- Bước 2: Điều kiện thi công
Không thi công sơn chống cháy thép ICONER khi nhiệt độ không khí hoặc nhiệt độ bề mặt cần phủ dưới 10°C (50°F) hoặc độ ẩm tương đối trên 85%.
Khu vực thi công phải thoáng gió để khô nhanh.
- Bước 3: Phương pháp thi công
Sử dụng Dung môi của nhà sản xuất tỉ lệ 2 – 2.5 kg cho một thùng Sơn chống cháy ICONER 25KG, dùng máy khuấy đảo đều 4 – 5 phút.
Có thể phun, dùng cọ quét hoặc dùng con lăn. Khi thi công sơn bằng súng phun sơn, dùng súng phun không có không khí với áp lực phun cao, từ 3000 – 7000 psi. Thiết bị sau khi thi công phải được rửa sạch bằng dung môi phù hợp.
Sơn chống cháy KCC Firemask SQ
Sơn chống cháy KCC Firemask SQ là lớp sơn giữa chống cháy 1 thành phần bảo vệ chống cháy cho các nhà máy và cơ sở sử dụng thép xây dựng hay các vật liệu dễ cháy. Sơn chống cháy KCC Paint có khả năng chống cháy vượt trội.
Khả năng chống cháy vượt trội cho các nhà máy hoặc nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu, giàn khoan ngoài khơi, tòa nhà thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp… có sử dụng kết cấu thép và một số vật liệu dễ bắt lửa.
Hướng dẫn thi công:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Loại bỏ màng sơn cũ, bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác
- Bước 2: Lớp sơn lót: Sơn lót gốc Epoxy KCC Korepox Primer EP170, EP1760; Sơn gốc chì đỏ KSM6030
- Bước 3: Bề mặt thi công thích hợp: Bề mặt phải hoàn toàn sạch và khô. Không thi công khi độ ẩm tương đối trên 85%. Nhiệt độ bề mặt phải cao hơn điểm sương ít nhất 3℃ (5℉) để tránh ngưng tụ
- Bước 4: Phương pháp thi công: Sử dụng chổi, con lăn và súng phun (có không khí và không có không khí)
- Bước 5: Dung môi pha loãng
Mùa hè: Thinner No.002
Mùa đông: Thinner No.003
Thi công sau khi trộn trong 5 phút bằng máy trộn (trên 200 vòng/phút)
- Bước 6: Độ dày màng sơn: Khuyến nghị mỗi lớp sơn có độ dày màng ướt <1350µm
- Bước 7: Lớp sơn tiếp theo
Korabor Enamel RT546, KCC urethane topcoat, KCC epoxy topcoat, KCC alkyd topcoat, KCC acrylic topcoat hoặc theo đặc điểm kỹ thuật.
Lớp phủ trên phải được thi công sau 3 ngày (vào mùa hè) và 7 ngày (vào mùa đông) của lớp lông giữa cuối cùng. Không áp dụng cho ngoại thất
Sơn chống cháy Samhwa FLAMECHECK SVH-250
Sơn chống cháy Samhwa Flamecheck SVH – 250 là sơn 1 thành phần sử dụng để ngăn chặn tác động của hỏa hoạn với công trình, làm chậm tác động của lửa và nhiệt.
Ứng dụng như lớp phủ trong nhà riêng cho kết cấu thép (cột/dầm), tăng khả năng chịu lửa, nhiệt của thép lên đến 3 giờ.
Hướng dẫn thi công:
- Bề mặt không có rỉ, dầu mỡ và các chất bám bẩn khác
- Nhiệt độ không khí 5-35 độ C
- Nhiệt độ môi trường dưới 80%
- Công cụ thi công: máy phun, cọ, lăn
- Không trộn chung với các sản phẩm sơn khác
- Tránh tiếp xúc mặt và da
- Khuấy đều trước khi thi công
Sơn chống cháy 3P
Sơn chống cháy 3P là loại sơn gốc nước, khi gặp nhiệt độ cao sẽ phồng nở tạo thành lớp cản nhiệt, chuyên dùng để sơn chống cháy cho các vật liệu như thép, gỗ, bê tông và tường gạch,… Sơn chống cháy 3P được ứng dụng cho cả sơn nội thất và ngoại thất nhưng chỉ trong phạm vi khu vực có mái che, không đọng nước hay bị ảnh hưởng bởi nước mưa.
Sau khi thi công được độ dày sơn chống cháy phù hợp với thời gian chống cháy thì cần tiến hành thêm một lớp sơn phủ bằng sơn epoxy, PU phủ màu theo yêu cầu và đồng thời tăng tính thẩm mỹ, khả năng bảo vệ của lớp sơn chống cháy.
Hướng dẫn thi công:
- Chuẩn bị bề mặt sơn phủ
Nếu là bề mặt tôn: Cạo tẩy các vật liệu bong tróc; rửa sạch bề mặt bằng nước sạch; trám trét các lỗ thủng, vết nứt.
Nếu là bề mặt tường/bê tông: Bề mặt cũ thì trám trét những vết nứt; Bề mặt mới thì để tường mới; Bê tông xây tô khô hẳn (khoảng 20 ngày); Trét mát-tít và làm phẳng, chà giấy nhám.
- Chuẩn bị sơn 3P-iP: Khuấy đều thùng sơn. Nếu đặc quá có thể pha thêm với nước sạch nhưng không quá 5%.
- Thực hiện sơn phủ: Sử dụng cọ, con lăn hay súng phun hơi. Thi công lớp đầu mỏng. Lớp sau cách lớp trước 1 giờ khi trời nắng. Phủ đều 1-2 lớp đạt định mức 2-3m2/kg tương đương màng phim khô dày 250-350 micron
- Vệ sinh dụng cụ: Phun hết lượng sơn trong ống dẫn và đầu phun. Nạp nước sạch vào ống và phun ra hết. Nếu dùng cọ hay con lăn thì gạt hết lượng sơn thừa. Rửa dụng cụ bằng nước sạch. Ngâm cọ hay con lăn trong nước sạch để dùng lần sau.
Sơn chống cháy Rainbow FM – 1000
Sơn chống cháy Rainbow sử dụng cho kết cấu thép siêu mỏng, được sản xuất dựa trên gốc nhựa Acrylic kết hợp với các chất liệu chống cháy đặc thù và các phụ gia chuyên dụng khác, có khả năng chống cháy đối với cột thép, cầu thép của kết cấu cốt thép, có hiệu quả chống cháy trong vòng 60, 90 và 120 phút.
Hướng dẫn thi công:
Có 2 phương thức thi công: Phun sơn hoặc dùng cọ và con lăn đều được. Đối với quy trình thi công cho sơn chống cháy Rainbow FM – 1000 có nhiều lưu ý đặc biệt quan trọng. Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm thông tin hướng dẫn sử dụng ở những nơi uy tín để quá trình sử dụng đạt kết quả mong muốn.
Sơn chống cháy SHP WB
Sơn chống cháy SHP WB thuộc dòng sơn chống cháy gốc nước, được hình thành từ gốc nhựa Poly(vinyl acetate) kết hợp với các thành phần chất chống cháy gốc photpho và nito thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng.
Hướng dẫn thi công:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, dùng máy phun hạt mài hoặc phun cát để làm sạch bề mặt trước khi thi công lớp sơn lót. Lưu ý bề mặt làm sạch cần đạt SA 2.0 trở lên.
- Bước 2: Nên tạo nhám bề mặt bằng giấy ráp trước khi thi công sơn chống cháy SHP WB. Độ dày sơn chống cháy tùy theo yêu cầu thiết kế thi công. Thời gian khô của mỗi lớp từ 6 ÷ 12 giờ tùy điều kiện thời tiết, sau đó để màng sơn khô rắn hoàn toàn sau 3 ngày (nếu vào mùa hè) và sau 7 ngày (nếu vào mùa đông) trước khi thi công các loại sơn phủ màu khác.
- Bước 3: Thi công lớp sơn phủ màu trang trí, trong đó độ dày của màng sơn khô phải đạt tối thiểu 40 microns cho các kết cấu trong nhà và 80 microns cho các kết cấu ngoài trời.
Việc lựa chọn sơn chống cháy phù hợp không chỉ giúp bảo vệ kết cấu thép mà còn đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về các loại sơn chống cháy tốt nhất hiện nay và cách sử dụng chúng hiệu quả. Đừng quên theo dõi Người Việt tại Luang Prabang để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về công nghệ và an toàn xây dựng!