Câu chuyện cảm động gần đây nhận được sự đồng cảm rất lớn từ Cộng đồng là chia sẻ của một du học sinh tại Mỹ – vùng đất của sự phồn vinh và danh vọng. Cũng là những lời tâm sự đầy chân thành dành cho các bạn sinh cũng như những bậc làm cha mẹ đang ấp ủ ý định cho con mình đi du học Mỹ nhưng với khả năng tài chính hạn hẹp. Hãy cùng tim hiểu về cuộc sống của du học sinh nghèo ở xứ người để hiểu thêm về câu chuyện của những giọt nước mắt ẩn sau ánh hào quang “du học sinh Mỹ” bạn nhé.
>>Xem thêm: Tuyệt chiêu trả lời những câu hỏi phỏng vấn khi xin visa du học Mỹ
Chào mừng bạn tới với một thế giới khác của du học sinh Mỹ
“Một bó rau tận 3$, tức 60 ngàn đồng Việt Nam á?”, “Tiền thuê nhà 300$ 1 tháng á, là hơn 6 triệu cho 30 ngày ở hả?”,…Ngay những ngày đầu tôi đặt chân lên xứ cờ hoa tôi đã nôn nóng tìm ngay một công việc làm thêm nào đó để trang trải cho chi phí sinh hoạt, ai nghĩ được chi phí sống tại đâu tốn hơn chục triệu 1 tháng chứ. Dấu hỏi to đùng trong đầu tôi, liệu tôi đã quyết định đúng khi đi du học không hay qua đây không những khó tự lập hơn ở nhà mà còn làm khổ ba mẹ hơn.
Khi có dịp gặp gỡ những người bạn đồng hương ở đây, tôi đều hỏi họ về kinh nghiệm xin việc để đi làm thêm. Một người anh đã sống ở đây trước tôi 2 năm nói với tôi rằng: “Chào mừng đến với thế giới của du học sinh nghèo!”. Tôi vẫn nhớ ánh mắt hóm hỉnh, khuôn mặt dí dỏm và lối nói chuyện vui tươi của anh ấy, nhưng tôi không ngờ câu nói ngày ấy của anh khiến tôi khắc cốt ghi tâm đến tận bây giờ.
Tự lập là bài học khó nhất trong quá trình du học Mỹ của mình
Tôi đã xin được việc làm đầu tiên tại Mỹ nên tôi mừng lắm! Việc đầu tiên tôi xin làm được đó là phụ giúp cho một quán phở Việt Nam. Bà chủ quán rất tốt bụng, đó là thời điểm thời tiết đang có sự biến chuyển, gió rất to và nhiệt độ thì xuống rất thấp, cỡ âm 2 độ C. Từ khu ký túc xá tôi ở đến nơi làm việc không xa nhưng phải đối chọi với thời tiết khắc nghiệt như thế để đến được quán phở thật không dễ dàng chú nào.
Tôi mặc 4 lớp áo, 2 quần, đeo găng, mũ đầy đủ. Trong quá trình làm việc tôi thường xuống bếp đứng khi không có khách và đi qua đi lại thật nhiều để giữ ấm cho cơ thể. Những lúc như thế bà chủ đều hỏi thăm, động viên và pha cho tôi một tách trà nóng, một hành động làm ấm lòng một nhân viên mới chân ướt chân ráo đặt chân đến đây.
Khó khăn và vất vả lớn nhất chính là việc tôi phải phân chia thời gian giữa công việc và học tập. Ngôi trường tôi theo học là đại học Suny Albany và chuyên ngành tôi chọn là quản lý tài chính. Lúc này tôi thật sự nhớ và thương bố mẹ mình biết bao. Mỗi sáng phải thức dậy thật sớm để làm việc nhà, tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí cho việc ăn ngoài, hình ảnh mẹ trong căn bếp đang cặm cụi nấu thức ăn sáng cho gia đình cứ thế hiện lên trong vô thức. Những công việc mà bạn cho là đơn giản, nhỏ nhặt ấy chứa đựng biết bao nhiêu sự khổ cực và hy sinh của mẹ.
Sau khi việc nhà đã tươm tất thì tôi đến trường, học tập và rèn luyện trước khi đến chỗ làm thêm vào buổi tối. Cuộc sống của du học sinh cứ như thế xoay vần ngày này qua ngày khác, đôi khi tôi cảm thấy muốn gục ngã lắm các bạn ạ. Những gì tôi suy nghĩ rằng khi sang đây chỉ tập trung việc học tập và đi đó đây để khám phá đất Mỹ nay đã không còn. Nhưng chúng ta không bay nửa vòng trái đất để chấp nhận một kết cục như thế.
Coi du học Mỹ là cơ hội để bản thân có thể trưởng thành
Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh chủ để du học như chuẩn bị hồ sơ, tìm hiểu ngành học, trường học, học bổng, bảo lãnh du học,… bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín để có thể được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả trong quá trình chuẩn bị thật tốt cho hành trình du học sắp tới của bạn nhé.
Theo USIS Education