Chị Trần Hoàng Phú Xuân, Giám đốc mỹ thuật thiết kế đồng phục Công ty cổ phần may mặc Xuân Phương Nam, nay là Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Kết Nối Thời Trang Faslink luôn chuyên tâm làm đẹp “sắc áo” cho đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp. Chị nghĩ đồng phục là một trong những yếu tố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, nên nó phải cho người mặc thấy họ đẹp trong mắt mọi người. Điều ấy đòi hỏi người thợ may phải chăm chút từ kiểu dáng đến đường may cho thời trang đồng phục. Chị luôn bảo: “Mình chọn một góc nhỏ để đi vào làng thời trang may mặc Việt Nam”.
Mở lối vào thị trường thời trang đồng phục
Tốt nghiệp khoa Đông phương học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, nhưng không dễ tìm được việc làm phù hợp với kiến thức đã học, chị Phú Xuân về tiếp nối nghề kinh doanh vải của gia đình. Vải nhập khẩu mẫu mã mới liên tục, có nhiều mẫu đẹp may hàng thời trang thì không chê được nhưng vì hàng vải trong cây, khách hàng khó nhìn ra.
Thấy vậy, chị Xuân quyết định tổ chức một nhóm chuyên may hàng mẫu, em gái chị là nhà thiết kế Trần Hoàng Kim Thư – nay là Phó Tổng Giám Đốc của Faslink lo việc thiết kế. Quả nhiên, khách hàng thấy những bộ thời trang mẫu thì mua vải nhiều hơn. Tình cờ một người bạn của chị Xuân đề nghị chọn vải, thiết kế và đo may đồng phục cho 500 nhân viên tiếp thị, bán hàng mỹ phẩm Pond’s.
Yêu cầu ở đây là phải đo may trên từng người, chứ không may theo rập có kích cỡ định sẵn (size). Chị Xuân đánh bạo nhận và cố gắng hoàn thành đúng hẹn. 500 bộ đồng phục thời trang đầu tay ấy được khen, nó đã gợi cho chị Xuân nghĩ đến việc đi sâu vào thị trường ít ai quan tâm: thời trang đồng phục đo may.
Ý thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu thông qua đội ngũ nhân sự ngày càng mạnh mẽ, nên đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết kế đồng phục cho công nhân viên của họ. Tuy nhiên, vào năm 2003, hầu như chưa có doanh nghiệp may nào chuyên nhận thời trang đồng phục đo may, mà chỉ có các công ty may hàng xuất khẩu có bộ phận nhận may đồng phục theo size, còn các nhà may thì chỉ có khả năng nhận với số lượng ít.
>> Xem thêm: Xu hướng thời trang “xanh” 2019 và câu chuyện bảo vệ môi trường trong ngành dệt may
Đã có lúc chị Xuân định mở các cửa hàng thời trang vì sẵn có nguồn vải, nhưng tính kỹ lại chị thấy kinh doanh hàng thời trang theo mùa phải liên tục thúc đẩy bán hàng mới không lo hàng bán chậm bị lỗi mốt, tồn kho.
Còn nếu may đo đồng phục thì nhận hàng theo hợp đồng sẽ đơn giản hơn. Điều quan trọng là cho khách hàng thấy năng lực thiết kế, tay nghề thợ khéo léo, đo may chuẩn để mặc đồng phục mà mỗi người đều thấy đẹp. Nhận ra một thị phần nhiều tiềm năng, chị cùng gia đình thành lập Công ty cổ phần may mặc Xuân Phương Nam.
Ngày càng chuyên sâu
Thương hiệu Azony Uniform của Công ty Xuân Phương Nam đã gắn bó với khách hàng được 5 năm qua những đơn hàng lớn về thời trang đồng phục đo may cho Công ty Pepsico, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng ACB, Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim, VMS Mobifone… Trong tương lai, còn rất nhiều doanh nghiệp từ nhà nước đến tư nhân nghĩ đến “sắc áo” riêng.
Thị trường còn rộng, cạnh tranh là chuyện đương nhiên. Mỗi năm, chị Xuân tích tụ thêm kinh nghiệm và tổ chức lại bộ phận tư vấn khách hàng chuyên nghiệp hơn, sắp xếp các khâu sản xuất hợp lý hơn. Bộ phận thiết kế của Công ty lúc đầu ngại thiết kế đồng phục vì họ quen làm hàng thời trang theo mùa. Chị khuyến khích các bạn tìm hiểu những xu hướng đồng phục của nước ngoài để ứng dụng linh hoạt.
Đa số khách hàng khi chọn được bộ thiết kế chuẩn rồi thì giữ mẫu đồng phục đó trong 3 – 5 năm mới thay đổi. Để thuận tiện cho quy trình cắt may, tất cả thông số về khách hàng được mã hóa. Đúc kết từ những số đo may theo người, chị đã hình thành được bộ cỡ số (bộ size) dành riêng cho đồng phục, nhiều size hơn so với bộ size hàng may công nghiệp.
Càng chuyên sâu vào lĩnh vực này, chị Xuân càng chú tâm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về thời trang đồng phục ở các nước. Chị đã biết đồng phục khách sạn có bao nhiêu loại, mỗi người trong phần việc khác nhau sẽ mặc thế nào cho đẹp, cảm thấy thoải mái. Công nhân trong các nhà máy công nghiệp nặng thì mặc sao cho bền.
Ngành y tế thì chị nên tư vấn khách chọn vải chống nhiễm khuẩn. Ngành tài chính, ngân hàng không thể mặc lòe loẹt, mà phải mặc trông cho chững chạc. Màu nổi chỉ dành cho những người bán hàng hoặc các dịch vụ làm đẹp.
Khách hàng có thể có ý tưởng thiết kế đồng phục của đơn vị họ, nhưng không am hiểu chất liệu vải mà chọn sai thì lên đồ sẽ không đẹp nên cũng phải tư vấn cho họ chọn vải. Có những công ty chi 1 triệu đồng cho 3 bộ đồng phục cho mỗi nhân viên một năm, chị Xuân vẫn có thể may cho họ mặc đẹp, mặc bền. Chị thổ lộ: “Thấy khách hàng mặc đồng phục do mình may, khen đẹp là tôi thấy vui lắm”.
Với những nỗ lực không ngừng cùng hướng đi “xuất chúng” ấy, hiện nay chị Trần Hoàng Phú Xuân đã trở thành người dẫn dắt công ty thời trang hàng đầu tại Việt Nam là Faslink cùng em gái chị là Trần Hoàng Kim Thư. Nếu bạn đang có ý định may đồng phục công sở nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn thì có thể liên hệ Faslink để được các chuyên gia thiết kế tue vẫn và hỗ trợ nhé!