Giống như Việt Nam, Lào cũng có những lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Cũng có thể nói lễ hội như là phần cuộc sống của người dân xứ sở triệu voi. Nếu có cơ hội đi du lịch Lào trong tương lai gần, hãy lựa chọn một thời điểm thích hợp để được hòa mình vào không gian lễ hội cực kỳ sôi động và thú vị tại đây nhé.
Lễ hội Thạt Luổng – nét văn hóa xứ sở Triệu Voi
Thạt Luổng là ngọn tháp lớn ở thủ đô Viêng Chăn và được coi là biểu tượng của đất nước, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Lào. Lễ hội Thạt Luổng một trong những lễ hội truyền thống của đất nước Lào, thể hiện rõ nhất được nét đặc sắc trong văn hóa mà Phật giáo được xem là Quốc giáo này. Lễ hội được đông đảo dân tộc Lào trên khắp cả nước quan tâm và mong chờ nhất. Diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch hàng năm, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng, hội Thạt Luổng vô cùng lớn. Người dân Lào đều có niềm tin và sùng bái các nghi lễ Phật giáo dịp Lễ hội Thạt Luổng thì cuộc sống của bản thân và gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Trong lễ hội, có một phần rất quan trong và thú vị nhất đó chính là lễ rước tháp (lễ rước Hè Phạ Sạt Phơng trong tiếng Lào) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Mô hình Phạ Sạt Phơng là kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền âm phủ.
Phạ Sạt Phơng được khiêng đi một vòng tháp Thạt Luổng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy nhận lễ. Những hình thức đều được diễn ra vô cùng trang trọng và tỏ lòng thành kính. Theo tục lệ ở đây, mỗi làng bản hay gia đình đều có thể làm mô hình Phạ Sạt Phơng đểu dâng lên Đức Phật…
Sáng ngày 15/12 Phật lịch diễn ra hội Tắc bạt. Lễ hội này có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân Lào. Các nhà sư từ khắp mọi miền đất nước Lào sẽ đổ về Thạt Luổng, ngồi dọc hai bên đường vào tháp để Phật tử thập phương về dâng lễ gồm tiền, bánh kẹo, xôi…
Lễ hội Tắc bạt có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân LàoLễ hội Tắc bạt có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân Lào. Ngoài ra còn có các hoạt động lễ hội như triển lãm, vui chơi, bói toán…thu hút hàng triệu du khách mỗi năm về đúng mùa lễ hội.
Nếu có ý tưởng cho một chuyến du lịch ở Lào, hãy đến với thủ đô Viêng Chăn, nơi diễn ra lễ hội Thạt Luổng, hòa mình vào không khí vui tươi đầm ấm của lễ hội văn hóa phật giáo lớn nhất của đất nước Triệu Voi này nhé.
Tháng tư sang Lào đón Tết té nước
Lễ hội té nước không chỉ là một lễ hội truyền thống ở Lào mà còn là lễ hội lớn của các nước Đông Nam Á. Người Lào gọi là Bunpimay, người Thái Lan gọi là Songkran, người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey và người Myanmar gọi là Thingyan.
Hàng năm, vào khoảng thời gian từ 13 đến 15/4 theo Phật lịch, người dân Lào hòa vào không khí lễ hội, đến chùa lễ Phật, tắm Phật bằng nước thơm hay nghe sư giảng đạo…Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự phồn vinh cho vạn vật, gột rửa cuộc sống của con người, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Tháng tư sang Lào đón Tết té nướcTháng tư sang Lào đón Tết té nước
Những ngày bắt đầu lễ hội, khắp mọi gia đình đều lau dọn sạch sẽ nhà cửa, chuẩn bị hoa và nước thơm. Sau đó, mọi người sẽ đi lên chùa làm lễ Phật, cầu nguyện sức khỏe và hạnh phúc. Lúc này, diễn ra tục lệ tắm nước thơm lên tượng Phật nhưng đắc biệt sau khi tắm thì nước thơm này lại được giữ lại mang về nhà dùng.
Những hoạt động diễn ra trong không khí tưng bừng, người ta té nước vào nhau, người trẻ té nước vào người lớn để gửi đến những lời chúc tốt lành, bạn bè té nước vào nhau. Không chỉ vào người mà còn té vào nhà cửa, đồ thờ cúng, mọi vật dụng gia đình. Bởi, mọi người đều tin rằng điều này sẽ xóa đi những điều xấu của năm cũ và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe.
Lễ hội không chỉ dừng lại ở té nước mà còn có một tục lệ khá độc đáo đó là buộc chỉ cổ tay. Những sợi chỉ màu được trao và buộc vào cổ tay với lời chúc an lành, hạnh phúc và may mắn. Một hành động thật sự ý nghĩa và thể hiện rõ được nét văn hóa của con người Lào, hiện hòa và tốt bụng.
Tục lệ buộc chỉ tay chúc may mắn của người LàoTục lệ buộc chỉ tay chúc may mắn của người Lào
Bạn có biết tại sao Lào gọi là xứ sở Chăm Pa không? Có lẽ rằng, do có 2 loài hoa được nở vào đúng mùa lễ hội là Hoa Chămpa và hoa Muồng vàng – loài hoa không thể thiếu trong dịp tết của người Lào. Mọi người thường kết hoa Chăm pa thành vòng đeo cổ hoặc cài lên tóc và treo hoa Muồng vàng trong nhà hoặc trên xe trong dịp năm mới để cầu may mắn.
Du lịch Lào đúng mùa lễ hội té nước bạn thực sự là người may mắn. Hãy chuẩn bị để đón những đợt té nước vào người đầy độc đáo, hãy vui vẻ đón nhận những lời chúc tốt đẹp từ phía họ nhé.
Du lịch Lào – Khám phá lễ hội cầu mưa Bun Bangfai
Tháng 5, lên kế hoạch tour du lịch Lào để hòa chung không khí lễ hội cầu mưa Bun Bangfai. Điều đặc biệt của lễ hội cầu mưa này là diễn ra khắp cả nước, mỗi nơi sẽ tổ chức lễ vào một ngày khác nhau.
Một trong những nơi diễn ra lễ hội lớn nhất phải kể đến làng Naxone quận Pakngum, Vientiane do gần với thủ đô Viêng Chăn nên thu hút đông đảo người dân và du khách tới thăm quan. Những hoạt động lễ hội như cắm trại, uống bia và nhảy múa mừng lễ hội.
Du lịch Lào – Khám phá lễ hội cầu mưa Bun BangfaiDu lịch Lào – Khám phá lễ hội cầu mưa Bun Bangfai
Phần chính của lễ hội cầu mưa là lúc một quả đạn pháo hoa được phóng lên trời cầu một năm làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, là màn trình diễn những con rối đôi nam nữ đang giao phối nhằm mong ước mùa màng sinh sôi nảy nở tốt tươi…
Nếu có dịp ghé thăm xứ sở triệu voi, hãy thử một lần hòa mình vào dòng người tại các lễ hội trên, bạn chắc chắn sẽ muốn quay lại đất nước hiền hòa, mến khách này một lần nữa đấy.